Rate this post

Trước khi trở thành những món đồ nội thất sử dụng trong gia đình bạn có biết gỗ tự nhiên đã phải trải qua quy trình xử lý như thế nào không? Nếu không phải là dân chuyên môn thì chắc hẳn đây cũng là một vấn đề khó đối với bạn phải không nào? Quy trình xử lý gỗ tự nhiên quyết định tới 70% độ bền cũng như tuổi thọ của nội thất. Vậy hãy cùng Gia Huy Door tìm hiểu xem chúng được sử lý như thế nào nhé.

Gỗ tự nhiên có chứa nhiều nước, độ ẩm cao nên cần trải qua truy trình xử lý

Gỗ tự nhiên có chứa nhiều nước, độ ẩm cao nên cần trải qua truy trình xử lý

Tầm quan trọng của quy trình sơ chế gỗ tự nhiên

Không phải ngẫu nhiên mà việc xử lý gỗ tự nhiên lại được chú trọng đến vậy. Tất cả là nhờ vào những lợi ích mà quy trình này mang đến. Cụ thể là:

Bên trong gỗ ở trạng thái tự nhiên sẽ có chứa một lượng nước lớn, độ ẩm cao. Vì thế chúng dần phải được xử lý để loại bỏ nguồn nước này. Từ đó, hạn chế cong vênh, mối mọt trong quá trình sử dụng. 

Việc sơ chế gỗ tự nhiên cũng sẽ giúp gỗ có được sự ổn định về kích thước, cốt gỗ và độ bền. Quy trình xử lý gỗ tự nhiên càng đảm bảo bao nhiêu thì tuổi thọ của sản phẩm càng được kéo dài bấy nhiêu.

Khi gỗ được xử lý đạt chất lượng tốt nhất thì quá trình hoàn thiện, gia công đồ nội thất cũng sẽ đảm bảo chất lượng cao nhất. Từ đó, mang đến cho người dùng sản phẩm đảm bảo chất lượng cũng như thẩm mỹ hoàn hảo.

Thời gian sơ chế gỗ tự nhiên cũng sẽ được rút ngắn để đảm bảo cho tiến độ thi công công trình và hoàn thiện nội thất. Như vậy, chủ công trình sẽ không phải mất công chờ đợi quá lâu. 

Quy trình sơ chế gỗ tự nhiên theo tiêu chuẩn

Xử lý gỗ tự nhiên trước khi gia công sản xuất là điều bắt buộc nhằm đảo bảo cho chất lượng của đồ đạc sau này. Nếu không thực hiện, trong quá trình sử dụng đồ đạc của chúng ta rất dễ bị mối mọt và cong vênh. Ngay sau đây sẽ là quy trình xử lý gỗ tự nhiên gồm 5 bước để bạn tham khảo.

Bước 1: Lựa chọn nguyên liệu

Gỗ tự nhiên là những cây gỗ được khai thác từ rừng. Chúng sẽ có chất lượng, đặc điểm và kích thước khác nhau. Mỗi loại gỗ sẽ được sử dụng để làm thành các loại đồ đạc khác nhau với yêu cầu trong việc xử lý cũng sẽ khác. 

Chính vì thế, chúng cần được chọn lọc và phân loại theo từng nhóm với các tiêu chuẩn nhất định đó là: gỗ đẹp, gỗ tầm trung, gỗ kém chất lượng. Sau đó, sử dụng máy cưa lọng để xẻ gỗ thành các phôi khác nhau giúp vận chuyển một cách dễ dàng hơn.

Gỗ cần được sẻ và phân loại trước khi mang về xưởng

Gỗ cần được sẻ và phân loại trước khi mang về xưởng

Bước 2: Phơi khô và ép gỗ

Bước tiếp theo trong quy trình xử lý gỗ tự nhiên được thực hiện tại nhà máy chế biến với sự hỗ trợ của máy móc, thiết bị. Các tấm gỗ sau khi được vận chuyển về sẽ trải qua thời gian phơi khô sau đó đưa vào máy ép để định hình với kích thước chuẩn nhất. Bước này có tác dụng đó là nâng cao độ bền của sản phẩm giúp gỗ có khả năng chịu lực tốt nhất. 

Bước 3: Tầm sấy hóa chất

Nếu để gỗ khô tự nhiên trước khi tạo hình sẽ làm mất rất nhiều thời gian của chúng ta. Chính vì thế, các nhà máy chế biến gỗ hiện nay thường sẽ đầu tư thêm hệ thống sấy để rút ngắn thời gian thực hiện mà vẫn đảm bảo chất lượng cho nguyên liệu. 

Bước này sẽ bao gồm các khâu đó là: phơi phô, xử lý và tẩm sấy gỗ để rút bỏ bớt lượng nước tự nhiên. Từ đó, hạn chế cong vênh, nứt vỡ gỗ do thời tiết.

Quy trình xử lý gỗ tự nhiên được thực hiện tại các nhà máy

Quy trình xử lý gỗ tự nhiên được thực hiện tại các nhà máy

Bước 4: Chà nhám đánh bóng bề mặt

Để có được những tấm gỗ đẹp thì bước tiếp theo trong quy trình xử lý gỗ tự nhiên mà chúng ta cần phải thực hiện đó chính là chà nhám gỗ sau đó mài mịn và đánh bóng bề mặt. Quá trình này sẽ được thực hiện bằng máy chà nhám gỗ hoặc giấy ráp. Khi thực hiện sẽ có rất nhiều mùn cưa, bụi gỗ vì thế, hãy trang bị đồ bảo hộ để bảo vệ sức khỏe của mình nhé.

Bước 5: Phun phủ sơn

Sau khi trải qua bước đánh bóng mài mịn thì cuối cùng đó chính là phủ sơn cho gỗ. Bước này sẽ quyết định đến 70% độ bền của sản phẩm gỗ khi được đưa vào sử dụng. Dây chuyền công nghệ sơn phủ hiện nay rất hiện đại đảm bảo đúng theo tiêu chuẩn. Đồng thời, đáp ứng được các đặc tính đó là: không mùi, không màu, thân thiện với môi trường. 

Điều này sẽ giúp gỗ có được màu sắc hài hòa nhất. Mùi gỗ tự nhiên dễ chịu đúng như những gì mà sản phẩm có. Đặc biệt là không gây hại cho sức khỏe của người sử dụng. 

Gỗ cần được phủ sơn để đảm bảo chất lượng

Gỗ cần được phủ sơn để đảm bảo chất lượng

Việc chúng ta thực hiện quy trình xử lý gỗ tự nhiên đạt chuẩn 5 bước ở trên sẽ giúp cho cốt gỗ ổn định tính chất. Gỗ có được độ cứng, chắc và hạn chế cong vênh, mối mọt. Vì thế, bạn không được phép bỏ qua đâu nhé.

ĐỌC NGAY: Cửa gỗ công nghiệp là gì? Các loại cửa gỗ công nghiệp phổ biến nhất

5 cách xử lý gỗ chống mối mọt không phải ai cũng biết

Các mẫu thiết kế nhà 2 tầng cửa gỗ đẹp và sang trọng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 0886.500.500 Tư vấn miễn phí